HUỲNH DUNG

ROMANCIÈRE & POÈTE  -  NOVELIST & POET -  NHÀ VĂN & NHÀ THƠ

 

TÌM HIỂU VỀ «ĐỜI NGƯỜI» QUA SUY LUẬN CỦA ĐẠO    GIÁO, TRIẾT GIA VÀ KHOA HỌC

Tác giả HuynhDung RUHIER

1.    ĐẠO CHÚA

Kinh thánh (phần 1) chép rằng: «Đức Chúa Trời khi dựng nên Trời Đất đã dùng đất, và cát để nắn người nam: ADAM và người nữ: EVA. Hai người họ chính là thủy tổ của loài người.

Trong bài giảng cho các môn đồ, Chuá Jesus nói: Loài người được Chuá Trời tạo thành từ «đất và cát» và cho cuộc sống tự do trên thế gian. Cuộc đời dài hay ngắn, cảnh tình xấu hay tốt trong đời của mỗi con người là chính người đó tạo nên và cũng là «định mệnh» người đó phải chấp nhận.

Tuy nhiên lúc «đến thế gian» hay lúc «lìa thế gian» con người «không mang đến», cũng «không mang đi» thứ gì, ngoài một thân thể trần trụi hoàn trả lại cho đất – tan nát như cát bụi!

Qua lời Chúa, chúng ta thấy rõ: Mỗi con người dù có cuộc sống dài hay ngắn, dù là kẻ nghèo khổ không có thứ gì, hay là kẻ giàu sang có đầy đủ mọi thứ… – thì ngày lìa thế gian vẫn phải bỏ lại tất cả !

Đó chính là qui luật công bình của Thượng Đế đối với loài người.

Bởi thế giáo lý đạo Chúa dạy rằng:

Loài người phải biết tuân Đạo Trời, sống nhân hậu, sống hoà bình… thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, không nên chém giết hãm hại nhau để tranh giành tài lực. Ví như: Người gieo hạt giống tốt, sẽ có được những trái ngon. Kẻ gieo hạt giống xấu, chỉ nhận được trái độc.

Bởi vì con người khi chấm dứt cuộc đời, khi kết thúc định mệnh, sẽ là giây phút trình diện trước Thượng Đế để nhận sự phán xét sau cùng. Cửa Thiên Đàng sẽ mở ra đón nhận những người tốt. Còn những kẻ làm muôn điều xấu xa tội lỗi khoảng đời sống dưới thế gian sẽ bị đưa vào địa ngục với sự quản trị của quỷ Satan !

2. ĐẠO PHẬT

* Đức Thích Ca cho rằng: con người sinh ra sống kiếp này là «hồi sinh» từ kiếp trước và khi chấm dứt kiếp này thì sẽ «đầu thai» để sống tiếp kiếp sau, gọi là «kiếp luân hồi».

Ngài luận rằng:

Nếu kiếp đang sống, một người có cuộc đời tốt đẹp (hạnh phúc, giàu sang, phú quí v.v…) là nhờ kiếp trước người đó đã làm nhiều điều tốt. Còn người có cuộc đời nghèo khổ, bi thảm, đau khổ triền miên… là vì người đó phải chịu hình phạt về những tội lỗi xấu xa đã gây ra từ kiếp trước. (Hơn nữa người có tội nghiệt quá nặng thì kiếp lai sinh không những không được sống kiếp người, mà còn phải sống kiếp thú vật!).

Vậy cho nên con người muốn có cuộc đời tốt đẹp ở kiếp sống sau (kiếp tương lai) thì khoảng đời hiện tại phải làm điều lành, không gây tội ác. (Bởi vì dù cho kiếp đang sống là kẻ tàn bạo gian ác không bị hình phạt của luật pháp, thì kiếp sống sau cuộc đời người đó vẫn phải trả những tội nghiệt mà họ gây ra – Phật gọi là «Luật Nhân Quả».

Tóm lại triết lý nhà Phật :

«Sự ra đời», «sự lìa đời», «sự tái sinh»… tức là sự sống, cái chết… vòng vòng tới lui không dứt – y như giữa trời và đất xoay chuyển không ngừng. Đó gọi là «Kiếp Luân Hồi», mà loài người phải trải qua trong quá trình «sinh lão bệnh tử» và trong mỗi kiếp sống tốt hay xấu tùy vào «Luật Nhân Quả».

Vậy nên Phật dạy: Những ai muốn thoát khỏi «Kiếp Luân Hồi», muốn thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn lao đao khốn khổ chốn trần ai… thì khoảng thời gian sống trên thế gian phải biết tu thân, tích đức… thì khi lià thế gian sẽ được vào cõi «Bồng Lai» của Phật, chấm dứt «kiếp luân hồi».

3. Luận lý của 2 TRIẾT GIA ngày xưa

* Triết gia 1 - luận rằng: Đời người chỉ là một giấc mộng, mà chết chính là lúc tỉnh mộng để sống một cuộc đời khác.

 Dẫn chứng lý luận trên:

Con người lúc ngủ mộng thấy mình sống trong cảnh đời khác lạ, gặp người nọ người kia khác lạ... chừng tỉnh thức mới biết đó là mộng.

Kết luận: cái chết không gọi là chết, mà chỉ là tỉnh giấc mộng để sống cuộc sống khác.

*Triết gia 2 - luận rằng: Giấc ngủ của con người ví như cái chết ngắn rồi tỉnh dậy – Và cái chết thì ví như giấc ngủ dài không tỉnh dậy.

Dẫn chứng lý luận trên:

Lý do tại sao con người chỉ ngủ 1/3 thời gian. Bởi vì con người cần 2/3 thời gian sống nhiều hơn, để đối diện với mọi tình huống tốt xấu trong đời… cũng để đón nhận những cảm xúc: vui, buồn, yêu, ghét, đau khổ, hạnh phúc v.v…

 (Tác giả HD nghĩ rằng:)

Phải chăng Tạo Hoá để trẻ con ngủ nhiều, ngủ liên miên… vì cuộc đời nó còn dài, còn lâu lắm, nó không cần hối hả lao vào cuộc sống trong xã hội để phải tranh đấu nhọc nhằn? - Người già ngủ ít vì thời gian sống không còn lâu lắm, nên phải tận dụng khoảng đời thức tỉnh để sống nhiều hơn?

4. Chứng minh CỦA KHOA HỌC

Qua những lý luận về đời người của 2 đạo giáo và 2 triết gia – chúng ta thử tìm hiểu khoa học xác định thế nào ?

*Các nhà khoa học tìm ra trái đất đã có 4, 5 tỉ tuổi. Mới đầu bắt nguồn từ sự kết hợp của 2 tinh thể trong nước. Vậy nên sinh vật đầu tiên là loài cá sống ở biển. Từ từ có giống bò lên đất sống trên địa cầu. Giai đoạn đầu chúng có hình thù cổ quái. Thế rồi trải qua thời gian dài, hình thể chúng biến hoá từng giai đoạn khác nhau… Và thời kỳ đáng kể là thời kỳ xuất hiện giống Khủng Long (Dinosaure 240 triệu tuổi) làm bá chủ trên đất một thời gian dài. Sau đó xảy ra trận luân chuyển của Trời Đất, vũ trụ biến hóa… giống này bị tuyệt chủng. Cuối cùng trên trái đất chỉ tồn tại một số thú (mà hiện nay chúng ta tìm thấy khắp 5 châu) trong đó có giống «khỉ», là động vật có nhiều điểm tương đồng với loài người (có từ 2,8 triệu năm tuồi).

Vì vậy có một số khoa học gia cho rằng: «Khỉ» là tổ tiên của loài người !

(Đương nhiên luận lý này bị sự chống đối của đạo giáo, nên chỉ được coi là một giả thuyết).

Cho đến nay mặc dù khoa học và y học phát triễn tột đỉnh, cũng không xác định được luận lý về sự sống, sự chết của con người như 2 giáo lý Chúa và Phật nêu ra, mà cũng không giải thích được vì sao có mộng trong giấc ngủ của con người.

Các vị ấy chỉ phân tích được rằng: Giấc ngủ của con người có 4 giai đoạn: 1 = mơ màng chưa ngủ; 2 = bắt đầu giấc ngủ nhẹ nhàng, dễ tỉnh thức; 3 + 4 = Chìm vào giấc ngủ sâu và bắt đầu nằm mộng… (và mộng chỉ có thể kéo dài 20 phút, nếu quá 20 phút thì sẽ không tỉnh lại được).

Dù không giải thích được tất cả… y học hiện hữu có thể lấy tinh trùng của người nam và người nữ cho kết hợp và nuôi lớn bào thai trong bụng người đàn bà cho thuê tử cung, hay trong nôi dưỡng khí của phòng thí nghiệm. Hơn nữa họ còn có thể tạo ra cùng lúc vô số clones người (hình hài giống nhau), không khác gì một hãng xưỡng chế tạo «búp bê người»! Và các nhà nghiên cứu y học cho rằng: Tim là cái máy bơm có nhiệm vụ làm tuần hoàn máu luân lưu trong cơ thể. Não là trung tâm điều khiển sự sống con người.

(Tác giả bài viết thắc mắc):

- Vậy phần hồn con người đến từ đâu? Phải chăng từ tim? Hay từ não? Hay từ cả hai? Và khi con người chết linh hồn sẽ bay đi, hay tiêu mất theo thân xác?

Tóm lại: Mặc dù các bác học nghiên cứu gia chưa xác định được rõ ràng về đời người, nhưng chúng ta phải vinh danh các viện bào chế thuốc trên thế giới đã không ngừng tìm ra nhiều thuốc chống lại bệnh tật, kéo dài thuổi thọ cho con người.

Đáng kể nhất là ngành y hiện đại, các y sĩ chuyên khoa giải phẩu còn có thể kéo dài cuộc sống cho người bệnh, bằng cách cấy ghép nội tạng của người lành mạnh khác. Quả là một phát triễn thần kỳ!

(Tuy nhiên, chính vì sự kiện này mà một số quốc gia trên thế giới đã gây ra những hành vi gian ác giết người của những kẻ hành nghề mua bán nội tạng…).

Phần kết của tác giả:

«Con người» (các nhà nghiên cứu khoa học và y học) có thể tạo «con người» (bébé của phòng thí nghiệm), nhưng vẫn chưa biết phần hồn đi vào cơ thể như thế nào? Mà họ cũng không thể giaỉ thích vì sao có sự khác biệt của đời sống và cái chết của mỗi người, ngay cả giấc mộng vì sao mà có? – Tất cả vẫn còn trong bí ẩn…!

Hẵn là «bí mật» của Thượng Đế mà loài người không thể nào khám phá !

HuynhDung RUHIER 

Nhà văn